Lẩu thả - đặc sản Phan Thiết nhắc đến là thèm

Đã xem: 3,317
Cập nhât: 8 năm trước
Lẩu thả (hay còn gọi là lẩu hải sản của vùng biển Mũi Né, Phan Thiết, Việt Nam) là món ăn mà qua đó thực khách có thể khám phá và thưởng thức hương vị của chúng để có thể hiểu được ý nghĩa của Ẩm thực Việt Nam.

Đến Phan Thiết chớ bỏ qua món Lẩu thả

Món ăn là sự kết hợp hài hòa của các thành phần nguyên liệu bao gồm các yếu tố tự nhiên : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ mang lại sức khỏe và năng lượng cần thiết cho con người.

Lẩu thả đặc sản Phan Thiết

Thành phố ven biển Phan Thiết được biết đến với những đồi cát vàng uốn lượn bên bờ biển trải dài xanh mát quanh năm. Không những thế ẩm thực nơi đây cũng thể hiện sự bình dị gần gũi nhưng đậm đà khó phai của xứ biển, bạn chắc chắn không thể bỏ qua món “Lẩu thả”.

Trong bức tranh ẩm thực đa sắc của thành phố ven biển Phan Thiết (Bình Thuận), Lẩu thả như một cô gái quê tuy bình dị, nhưng tinh tế, đằm thắm và đậm đà khó quên. Với nhiều du khách đến Mũi Né, Lẩu thả là một món khoái khẩu đặc trưng. Món ăn là sự hòa quyện của thịt heo luộc, trứng chiên cắt sợi, các loại rau quả và đặc biệt là cá mai được lóc xương thành phi lê rồi chần qua nước cốt chanh cho vừa chín tái và thấm ướp với tỏi ớt, gia vị.

Nước lẩu còn được nấu công phu hơn với thành phần chính là nước hầm xương, tôm nõn xay nhuyễn, cà chua chín đỏ để tạo vị ngọt thanh và màu đỏ tự nhiên.

Ngoài ra, món ăn này không thể thiếu nước chấm đặc biệt của người dân nơi đây khi phối hợp khéo léo nước me chua, đậu phộng rang, ớt chín, chuối sứ và nước mắm thơm nồng được xay nhuyễn tạo nên một hỗn hợp sánh mịn, thơm béo mà đậm đà.

Sự tinh tế của món ăn còn thể hiện qua cách trình bày khi tất cả các nguyên liệu được sắp xếp trên những bẹ bắp chuối quay tròn quanh dĩa cá mai tươi và nồi lẩu nghi ngút khói, rực rỡ như 1 bông hoa trên bàn ăn.

Không giống những món lẩu khác, người dân nơi đây cho bún, các nguyên liệu kèm theo như thịt, trứng, rau rồi chan nước sốt vào để thưởng thức trọn vẹn vị tươi ngọt của các loại cá xứ biển và câu chuyện vui cùng bạn bè bên nồi lẩu nóng sôi. Món ăn này thường được gia chủ mời khách quý và không dễ tìm thấy kể cả trong rất nhiều những hàng quán tại Phan Thiết.

>> Xem thêm: Đặc sản ngon Phan Thiết

Cách làm món lẩu thả đặc sản Phan Thiết

Tuy sử dụng nhiều nguyên liệu nhưng lẩu thả có cách chế biến khá đơn giản, vừa chống ngấy lại rất ngon và lạ miệng.

Nguyên liệu:

  • 1 con cá điêu hồng khoảng 1 kg, 2 quả trứng gà.
  • 200 g tôm sú tươi, 300 g thịt ba rọi, nước hầm xương.
  • 2 quả cà chua, 1 quả xoài sống, 2 trái dưa leo, 1 trái khế chua, xà lách, húng quế, húng thơm và hành lá.
  • Đường, hạt nêm, màu hạt điều và 1 kg bún tươi.

Cách chế biến:

Cách làm lẩu thả

Cá điêu hồng làm sạch, lóc thịt phi lê rồi thái lát mỏng. Ướp thịt cá với hạt nêm, đường, muối, ớt bột.

Nguyên liệu làm lẩu thả

Trứng đánh tan, cho vào ít màu hạt điều rồi chiên vàng, thái sợi. Thịt ba rọi luộc chín, thái sợi.

Dưa leo, xoài, khế rửa sạch, thái nhỏ. Các loại rau cũng thái nhỏ. Xếp các nguyên liệu vào từng bẹ bắp chuối riêng.

Hướng dẫn làm lẩu thả

Tôm sú lột vỏ, bằm nhuyễn. Cà chua rửa sạch, bằm nhuyễn. Phi thơm tỏi, cho cà chua vào xào đều rồi cho tôm bằm, hạt nêm, đường vào xào chín. Sau đó cho nước hầm xương vào đun sôi. Nêm lại vừa ăn có vị hơi chua nhẹ là được.

Thành phẩm lẩu thả

Dọn món ăn ra bàn, khi ăn, nhúng cá vào nước lẩu cho chín rồi ăn kèm với các nguyên liệu khác. Ăn kèm món này là chén nước chấm tương đậu hoặc nước mắm ớt.

>> Xem thêm: Món ngon mỗi ngày

Bật mí mẹo nấu nước lẩu ngon

Lẩu – món ăn ngon thường được lựa chọn làm món chính trong các bữa tiệc, hay đơn giản cuối tuần gia đình bạn bè sum họp và cùng nhau chuyện trò vui vẻ bên nồi lẩu nóng  nghi ngút. Dưới đây là một số mẹo nấu lẩu ngon, các bạn hãy tham khảo nhé.

1/  Lựa chọn nguyên liệu, gia vị và chuẩn bị nồi nước dùng

Điều kiện đầu tiên để có nồi nước dùng thật trong, ngọt là bạn phải chọn nguyên liệu thật tươi, ngon rồi sau đó dùng kỹ thuật chế biến phù hợp. Chẳng hạn, với nước dùng gà và lợn không nên sử dụng xương đầu nấu vì hôi. Xương hom và xương đuôi sẽ thích hợp hơn vì vừa ngọt vừa thơm.

Lẩu gà phải làm nguyên chất bằng xương lợn và xương gà, không cho thêm vị chua ngọt vì khi nhúng ngải cứu sẽ không ngon.

Mỗi loại nước dùng cần gia vị đặc trưng, do đó tùy từng loại nguyên liệu mà có gia vị phù hợp kèm theo.

Lẩu các loại gia súc cần có gừng, hành tím nướng, riềng, sả. Nước dùng bò không thể thiếu quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô. Hành và gừng nướng cho chín nhưng không cháy vỏ (lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước dùng trong, màu đẹp), hoa hồi bẻ từng cánh, quế bẻ nhỏ, thảo quả lấy hạt vàng khô thơm, dùng khăn chà xát cho sạch, giã nhỏ rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng. Trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt và giữ được mùi các tinh dầu thơm.

Đối với lẩu gà bạn nướng hành khô và gừng rồi đập dập bỏ vào, nêm nếm gia vị, hạt nêm cho vừa miệng, thêm 1 – 2 cây sả, dứa, cà chua. Khi chế vào nồi lẩu thì bỏ thêm gói thuốc bắc và nấm hương ngâm nở, sa tế, ăn kèm rau ngải cứu, rau muống, cải thảo.

Lẩu thập cẩm thì không phải cho thuốc bắc, ăn kèm rau muống, các loại rau cải. Cả hai loại lẩu này đều có thể ăn kèm thêm nấm tươi.

Hải sản cần có dứa, gừng, sả, cần tây, sa tế… vị ăn tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình. Lẩu hải sản thường hơi cay, chua và ngọt. Với lẩu cá, ngoài xương heo ra bạn bỏ luôn xương cá đã lọc thịt vào.

Với nước lẩu này không cho sả và gừng nướng, tuy nhiên tăng vị chua so với những loại khác. Cá sau khi lọc, thái lát, nên ướp với gia vị, hạt nêm, gừng, sả đã băm nhỏ. Khi chế vào nồi lẩu bỏ thêm rau thì là, ăn kèm rau cần, cải cúc, dọc mùng, …

2/ Thời gian đun

Cho xương đã chần vào nước lạnh, đun lửa to cho sôi lại nhanh, sau đó hạ nhỏ lửa cho sôi lăn tăn vài phút để các bọt cứng lại rồi hớt sạch. Cả quá trình còn lại đun sôi liu riu.

Thời gian nấu các loại nước dùng tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu. Chẳng hạn, nước dùng gà và lợn thường nấu 4-6 giờ (vì trước chủ yếu là chăn thả tự nhiên, thịt chắc, vị ngọt, thành phần dinh dưỡng bền vững), nay thời gian đun ít hơn.

Riêng nước dùng bò thì ninh lâu hơn, từ 8 – 10 giờ. Nước dùng thủy hải sản không nên đun quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua.

Với xương bò, nhất là xương ống, trước khi ninh cần nướng với nhiệt độ cao thì nước dùng thơm, trong và ngon hơn.

3/ Cách khắc phục nước dùng đục

Lòng trắng trứng đánh tan, cho vào nước dùng (lúc nguội), đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng và vớt ra.

Băm thịt (nước dùng gì thì băm thịt ấy), trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.

Nếu nấu nước gà bị đục, cho tiếp xương gà vào đun cũng làm nước trong và ngon hơn

Tham khảo thông tin đặc sản Phan Thiết nhanh chóng ở đâu?

Đặc sản ngon

Chọn mua các món đặc sản ngon, chất lượng tại MuaBanNhanh.com. Để lựa chọn nhanh nhất các loại đặc sản chính gốc Phan Thiết ngon, bổ, rẻ, hãy xem ngay: Đặc sản Việt Nam

>> Xem thêm:

Đặc sản Phan Thiết - Gỏi cá Mai thơm ngon đậm vị biển

Răng mực - đặc sản Phan Thiết‎ hấp dẫn khách du lịch

Đặc sản Phan Thiết mua về làm quà có gì?

Những món đặc sản Phan Thiết nổi tiếng nhất

 

Đăng bởi Kiều Tiên 16-05-2016 3317

Chuyên mục: Đặc sản Miền Trung

Tin nổi bật Đặc sản Miền Trung