Đặc sản Bắc Giang

Đã xem: 4,813
Cập nhât: 9 năm trước
Bắc Giang nổi tiếng với các món ăn truyền thống. Đến với Bắc Giang bạn có thể tìm thấy cho mình những món ăn yêu thích

Xôi trứng kiến Lục Ngạn

Trứng kiến sau khi đã làm sạch, để ráo nước. Hành củ phi thơm trong mỡ già rồi cho trứng kiến vào xào, nêm gia vị cho vừa ăn. Đảo đều khi thấy dậy mùi thơm béo của trứng kiến và mùi thơm của hành là được. Khi xôi chín tới, xới ra đánh tơi. Trộn đều với trứng kiến đã sao vàng rồi cho ra đĩa, rắc một chút hành củ phi vàng lên trên, ăn nóng. Món xôi trứng kiến sau khi làm xong có vị béo của mỡ hành, bùi bùi của trứng kiến, dẻo thơm của xôi nếp. Khi ăn nghe tiếng trứng kiến nổ lép bép trong miệng mới thấy hết cái thú vị của món ăn này.

 Xôi trứng kiến Lục Ngạn

Cua da hấp bia

Đây là một loài cua sông cỡ bằng con ghẹ, về hình thức cơ bản trông giống loài cua đồng, nhưng chân dài hơn, mình to gấp ba, bốn lần cua đồng và mang một số đặc điểm khác biệt với họ nhà cua. Đó là hai càng của giống cua này có hai lớp lông như rêu bám vào, yếm cua cũng có lớp diềm rêu điệu đà. Chính cái lớp lông rêu này đã khiến nhiều người băn khoăn về tên gọi của nó: “cua ra, cua da hay là cua gia?”.

 Cua da hấp bia

Theo kinh nghiệm của người dân làng chài nơi đây, cua da có thể được chế biến thành nhiều món như: cua hấp bia, cua rang muối, cua chiên, cua giã nấu canh… Nhưng ăn cua da ngon nhất và đơn giản nhất là đem hấp bia.

Bánh đa Kế

 Bánh đa Kế

Từ lâu nay bánh đa Kế đã trở thành món ăn dân dã yêu thích của nhiều người. Mỗi khi có dịp về Bắc Giang, chắc chắn bạn sẽ được quê hương Kinh Bắc này tiếp đãi món đặc sản ngon Bắc Giang này. Ngồi nhâm nhi trà xanh hoặc chè đắng vỉa hè và nhâm nhi bánh đa nướng Kế, rất bùi. Và khi ra về, bạn cũng khó có thể vô tình lướt qua những dãy dài bánh đa nướng tại chỗ, rất hấp dẫn. Đặc biệt là trong mùa lạnh miền Bắc, ngồi cạnh những chậu than nóng ấm và ăn bánh đa nướng nóng, cảm giác ấm cúng, thú vị.

Bánh hút Lục Ngạn

Bánh được làm từ bột gạo nếp, mật mía và rau cải cay (cải xanh). Quy trình làm bánh cũng rất đơn giản và dễ làm.

 Bánh hút Lục Ngạn

Bánh có vị ngọt thơm của mật mía hòa quyện với gạo nếp rất thơm ngon. Người dân nơi đây chỉ làm món bánh này làm quà biếu người thân, với ý nghĩa luôn bao bọc che chở nhau như vỏ bánh, tuy mỏng nhưng không bao giờ để chảy mật ra ngoài.

Bún Đa Mai

Bún Đa Mai có sợi dẻo, ăn mát, bổ, để cả ngày không chua lại trắng muốt như bột lọc. Bún Đa Mai có 4 sản phẩm chính, đó là: bún rối, bún vẩy ốc, bún con ba, bún vẩy (còn gọi là bún lá). Bún vẩy ốc và bún con ba thường chỉ được chế biến khi dân làng có hội hè, hoặc có người đặt riêng. Bún rối và bún lá thì là những sản phẩm luôn luôn được chế biến và tiêu thụ hàng ngày của đặc sản Bắc Giang.

 Bún Đa Mai

Vải thiều Lục Ngạn

 Vải thiều Lục Ngạn

Vải thiều được dùng như thực phẩm hàng ngày như: Vải tươi, Vải sấy khô, Vải đóng hộp; ngoài ra Vải thiều còn làm nên nhiều vị thuốc tốt cho sức khoẻ con người: chữa tiêu chảy, viêm miệng, mụn nhọt, đau răng, làm đẹp da…Hiện nay Vải thiều Lục Ngạn không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn xuất sang thị trường nước ngoài: EU, Trung Quốc, Đông Âu.

Rượu Làng Vân

Làng Vân thuộc thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là nơi có truyền thống nấu rượu từ lâu đời. Tiếng là làng quê nhưng Vân Hà có nét đặc trưng không giống với bất kỳ làng quê nào trên đất nước, đó là người dân Vân Hà không có ruộng, họ sống hoàn toàn bằng nghề thủ công, buôn bán, trao đổi hàng hoá với các vùng xung quanh, trong đó có nghề nấu rượu. Dưới các triều đại phong kiến, rượu làng Vân được dâng lên vua, rồi thường xuyên xuất hiện trong các buổi yến tiệc linh đình. Năm Chính Hòa thứ 24 (1703), vua Trần Hy Tông đã sắc phong bốn chữ vàng “Vân hương mỹ tửu” cho rượu làng Vân.

 Rượu Làng Vân

Chè đỗ đãi Mỹ Độ

 Chè đỗ đãi Mỹ Độ

Chè đỗ đãi Mỹ Độ có màu vàng hơi sậm – màu của đỗ với những hạt vừng tấm trắng rang thơm được rắc lên mặt đĩa chè như là vì sao sa. Hương đậu xanh, hương vừng, vị ngọt thanh của đường kính, vị béo thoang thoảng của mỡ, chất đậm đà của đậu xanh hòa quyện vào nhau. Ăn một miếng chè đỗ đãi ta thấy cái cảm giác thật khó tả: vị ngòn ngọt tan từ từ trong miệng.

Cua da

Có một loài cua sống trong các ghềnh đá ở đoạn sông Cầu chảy qua địa phận một số xã ven sông huyện Yên Dũng (Bắc Giang) như Đồng Việt, Đồng Phúc, Thắng Cương mà dân trong vùng quen gọi là “cua da”. Loài cua này rất đặc biệt ở chỗ chỉ thấy vào mùa lạnh, càng lạnh càng “ra” nhiều và chỉ xuất hiện trong thời gian khoảng hai tháng (tháng 10 và tháng 11 âm lịch) hằng năm.

 Cua da

Theo kinh nghiệm của người dân làng chài nơi đây, cua da có thể được chế biến thành nhiều món như: cua hấp bia, cua rang muối, cua chiên, cua giã nấu canh… Nhưng ăn cua da ngon nhất và đơn giản nhất là đem hấp bia.

Đăng bởi Đặc Sản Miền Bắc 08-03-2016 4813

Chuyên mục: Đặc sản Miền Bắc

Tin nổi bật Đặc sản Miền Bắc