Đặc sản Vĩnh Phúc

Đã xem: 5,669
Cập nhât: 9 năm trước
Vĩnh Phúc với đặc sản rượu dừa độc đáo đã làm thu hút khá nhiều người khách đến đây tham quan. Hãy cùng tìm hiểu những món ngon khác từ vùng đất này nhé

Cá thính Lập Thạch

Có thể chế biến cá thính chua thành nhiều món nhưng ngon nhất là đem nướng trên than hoa. Miếng thịt cá nóng hôi hổi thơm phưng phức, không chỉ “thổi bay” nồi cơm một cách nhanh chóng mà còn khiến cánh đàn ông uống đến “cạn chai”.

 Cá thính Lập Thạch

Bánh trùng mật mía Vĩnh Tường

Bánh trùng quyến rũ mọi người với vị ngọt đậm của mật mía, mùi thơm nhẹ của gừng hòa cùng lớp bánh trắng dẻo bên trong, lẫn trong hương thơm của vừng.

 Bánh trùng mật mía Vĩnh Tường

Dứa Tam Dương

Tam Dương là huyện trồng nhiều dứa nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Các loại dứa ở đây đều có đặc trưng riêng như dứa mật nhiều nước và rất ngọt. Dứa mỡ gà ruột màu vàng nhạt, vị chua xứng đáng là đặc sản ngon Vĩnh Phúc. “Dứa Hướng Đạo” quả nhỏ, ruột dòn, vị ngọt mà dốt dốt chua, ăn ngon nhất.

 Dứa Tam Dương

Tép Dầu đầm Vạc

Tép Dầu đầm Vạc có chiều dài của từ 5-7cm, chiều ngang chừng 1cm. Mùa thu hoạch tép Dầu từ tháng 8 – 10, khi đó, bụng tép Dầu chứa đầy trứng. Tép dầu đầm Vạc xương ít và mềm, rán ăn ròn tan, béo ngậy, kho tương vừa ngọt vừa bùi. Các cụ ngày xưa đã tán tụng tép dầu đầm Vạc - đặc sản Vĩnh Phúc còn ngon hơn cả thịt trâu, thịt lợn.

 Tép Dầu đầm Vạc

Bánh nẳng và bánh gạo Lập Thạch

Bánh gạo rang được ngâm trong nước quả vàng dành cùng ruột cỏ bấc đèn, cây dáy và tro cây vừng đốt ra trong ba ngày đêm. Sau đó, vớt nếp ra để ráo rồi cho chõ xôi. Xôi chín đem trộn đều với mỡ heo, rải ra nia rồi dùng vồ đập đi đập lại trong vài giờ cho hạt xôi bẹt ra. Sau đó lại phơi khô, rồi để nguội, trộn mỡ heo mới cho vào chảo rang cho nổ bung ra. Đun sôi mật, rồi đổ gạo rang vào đun, quấy đều rồi đổ ra, dàn mỏng trong mâm. Dùng đoạn cây tròn lăn đi lăn lại cho bánh lèn chặt. Dùng thước và dao sắc cắt thành từng cái rồi đem gói trong giấy bóng kính.

 Bánh nẳng và bánh gạo Lập Thạch

Bánh gio làng Tây Đình - Tam Hợp - Bình Xuyên

Bánh gio Tây Đình còn gọi là bánh nắng. Cách làm món bánh như sau: Vo gạo nếp đã sang sảy thậy kỹ đến khi nước trong, để ráo rồi đem ngâm vào nước vôi trong khoảng 2 tiếng. Vớt nếp ra, để ráo nước mới đem ngâm vào nước nắng (gio than của ba loại cây: Tầm gửi cây dọc, thân lá cây vừng khô và thân cây sương song) qua một đêm, vớt ra để ráo nước.

 Bánh gio làng Tây Đình - Tam Hợp - Bình Xuyên

Chè kho Tứ Yên Lập Thạch

Tương truyền vào thế kỷ 6, làng Tứ Yên, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc có đầm Miêng được sử sách ghi là hồ Điển Triệt, nơi Lý Bí đắp thành chống giặc nhà Lương. Nhân dân thường tiếp tế lương khô, trong đó có món chè kho cho quân lính của Lý Nam Đế. Chè kho có thể để được 10-15 ngày không bị thiu ôi nên được nghĩa quân tích trữ làm lương khô, mang theo trận mạc dài ngày, đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.

 Chè kho Tứ Yên Lập Thạch

Rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa (Yên Lạc)

Đặc trưng của một bầu rượu dừa Tiên tửu Ngọc Hoa ngon là khi ngửi có mùi thơm mát đặc trưng của hương dừa, khi uống có vị ngọt nhẹ, đặc biệt không gây cảm giác háo nước, đau đầu.

 Rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa (Yên Lạc)

 

Đăng bởi Đặc Sản Miền Bắc 17-03-2016 5669

Chuyên mục: Đặc sản Miền Bắc

Tin nổi bật Đặc sản Miền Bắc