Bánh tráng Mỹ Lồng, đặc sản làng nghề truyền thống Bến Tre

Đã xem: 4,026
Cập nhât: 8 năm trước
Tên gọi Mỹ Lồng (xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) xuất phát từ vùng đất trước đây là một chợ nhỏ mua bán các đặc sản địa phương, nổi tiếng nhất là món bánh tráng hấp dẫn được đông đảo thực khách ưa thích.

1. Nguồn gốc của bánh trang Mỹ Lồng

Bánh tráng Mỹ Lồng có nguồn gốc từ Bến Tre, đây là đặc sản miền Tây, là niềm tự hảo của người dân xứ dừa. Các loại bánh tráng dừa ở Mỹ Lồng nổi tiếng vừa béo vừa xốp, đặt lên lò than tỏa hương thơm lừng. Có ba loại bánh tráng dừa, đó là: bánh đặc biệt có sữa, trứng gà, dừa; bánh có dừa không sữa; bánh có sữa không dừa... Bánh tráng Mỹ Lồng qua bàn tay lao động của người dân Mỹ Lồng đã trở thành một thương hiệu bánh tráng nức tiếng.

Bánh tráng Mỹ Lồng, đặc sản làng nghề truyền thống Bến Tre

Bánh tráng Mỹ Lồng, đặc sản làng nghề truyền thống Bến Tre

Tên gọi Mỹ Lồng (xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) xuất phát từ vùng đất trước đây là một chợ nhỏ mua bán các đặc sản địa phương, nổi tiếng nhất là món bánh tráng hấp dẫn được đông đảo thực khách ưa thích. Từ đó mỗi lần ai đó nhắc tới bánh tráng là người ta nghĩ ngay đến chợ Mỹ Lồng, cũng như thương hiệu Bánh tráng Mỹ Lồng trở nên nổi tiếng khắp vùng Bến Tre, các tỉnh miền Tây rồi cả nước là vì thế.[1]. Người ta không thể truy được gốc gác, thời gian chính xác ra đời của bánh tráng Mỹ Lồng, nhưng theo lời kể của cô Hoàng – một thợ làm bánh đã có trên 30 năm tuổi nghề, cô cho biết:

“Là nghề truyền thống mấy ai biết nó có từ khi nào, chỉ biết vừa mới chập chững biết đi đã… vấp phải những chồng bánh tráng trong nhà, lớn lên thì nối nghiệp, nghề sinh nghề là vậy."

2. Làng nghề truyền thống bánh tráng Mỹ Lồng

Qua thời gian, từ chính vùng đất năm xưa đã hình thành nên một làng nghề bánh tráng nổi tiếng, có tên làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, nằm cách thị xã Bến Tre 7 km về hướng Đông, gồm hơn 150 lò bánh.

Nhiều người dân cư ngụ lâu năm tại đây cho biết làng nghề đã tồn tại trên dưới một trăm năm nay. Vì thế ở làng Mỹ Lồng này vẫn nhiều gia đình có đến hai, ba thế hệ sống bằng nghề này. Mỗi người dân làm bánh ở làng Mỹ Lồng thật sự là một nghệ nhân, họ tận tụy tráng từng chiếc bánh tráng và truyền "bí quyết" lại cho các thế hệ con cháu, cũng là một cách gìn giữ cái nghề Tổ của gia đình.

3. Nguyên liệu của bánh tráng Mỹ Lồng

  • Gạo

Gạo dùng để làm bánh tráng không phải muốn xay loại nào cũng được. Mà gạo ở đây phải là loại gạo sỏi từ một giống lúa đặc biệt ở Trà Vinh. Vì theo kinh nghiệm lâu năm của bà con Bến Tre, gạo sỏi chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết khô hạn nên khi xay làm bánh thì bánh mới không bị gãy hay bị co khi đem phơi nắng.

  • Đường, muối, mè cũng được cân định lượng
  • Dừa

Đây là một nguyên liệu chính thống, làm nên thành công của bánh tráng Mỹ Lồng. Dừa trồng trên đất Mỹ Lồng nước rất ngọt, thịt cơm dừa đặc, nhiều chất béo hơn dừa các vùng khác.

4. Quy trình làm bánh tráng Mỹ Lồng

Gạo làm bánh được vo kĩ và xay nhuyễn mịn. Dừa thì chọn những trái già, cùi dày, chặt để nước qua một bên, rồi mới lấy cùi xay nhỏ và vắt lấy nước cốt. Nếu làm bánh tráng mè thì nguyên liệu chỉ có bột gạo, nước cốt dừa, đường, mè. Còn bánh tráng sữa thì có thêm sữa, lòng đỏ trứng gà; bánh tráng mặn thì thêm lạp xưởng tôm khô; bánh tráng gừng thì thêm nước cốt gừng.

Thường những người có kinh nghiệm sẽ đảm nhiệm phần pha bột tráng bánh. Để bánh không bị dính khuôn và bột pha phải đúng và đủ, giúp dễ dàng trong việc lật trở khi phơi khô. Người tráng bánh phải quen tay thì miếng bánh tráng thành phẩm mới tròn và độ dày mỏng mới đều nhau. Pha bột và tráng bánh khéo thì vừa tiết kiệm được lượng bột mà bánh lại vừa tròn, đẹp.

Lò tráng bánh được làm thủ công, phía dưới là nồi nước to, phía trên căng một lớp vài dày nhưng mịn. Bột sẽ được múc đổ từng vá lên tấm vải ấy, cán mỏng đều khắp một lượt, bánh vừa trở mình trong vắt là vít ra ống tre ngay, chuyển sang người kế tiếp, đưa ra phên phơi.

Bánh được tráng xong thường được đặt trên những tấm đan làm từ lá dừa. Phơi bánh ngoài trời cũng phải chú ý, nếu nắng nhiều bánh sẽ bị giòn, dễ vỡ, ít nắng thì bánh bị chai sần đi. Bánh phơi đạt tiêu chuẩn là khi cầm lên tay thấy mịn, không có lỗ khí lồi lõm…

5. Chế biến bánh tráng Mỹ Lồng

Nướng bánh tráng cũng đòi hỏi người có kinh nghiệm và phải quen tay. Khi than củi quạt thật hồng thì mới đặt bánh tráng lên nướng. Phải lật trở đều nhanh tay vì bánh chóng chín và nhanh vàng. Chỉ cần chậm tay một chút là chiếc bánh bị cháy sém ngay.

6. Phát triển thương hiệu bánh tráng Mỹ Lồng

Thời gian gần đây, sản phẩm bánh tráng Mỹ Lồng đang được các lò sản xuất chú trọng phát triển hơn về chất lượng, thiết kế bao bì bắt mắt. Cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều nhãn hiệu đặc sản miền Tây gây được ấn tượng tốt như Ngọc Anh, Danh Dự, Yến Thanh, Phương Uyên. Các lò bánh tráng luôn ý thức tốt về sản phẩm, ngày một nâng cao về chất lượng, mẫu mã, bao bì đa dạng đẹp mắt hơn...

Để làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng tiếp tục phát triển, giữ vững thương hiệu trên thị trường, thì cần phải có nguồn nguyên liệu tại chỗ, kịp thời nhanh chóng cung ứng đầy đủ cho nhu cầu của làng nghề. Song song việc phát triển chất lượng sản phẩm, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu trên nhiều phương diện truyền thông, internet, tại các siêu thị, tổ chức nhiều hội chợ triển lãm sản phẩm. Ngoài ra các lò sản xuất cần thống nhất về giá cả, hiện đại hóa, công nghệ hóa quy trình sản xuất.

Đăng bởi Huyennguyen 22-11-2016 4026

Chuyên mục: Đặc sản Miền Tây

Tin nổi bật Đặc sản Miền Tây